Nguyễn Danh Thao By ,
Rated 4.8/5 based on 11 customer reviews
Nguyễn Danh Thao Prep Time: 15 Minutes Cook Time: 1 Hour Yield: RECIPE YIELD
Nutrition Facts: 100 CALORIES, X GRAMS OF FAT
Ingredients: - INGREDIENT 1 - INGREDIENT 2 - INGREDIENT 3 Instructions: RECIPE INSTRUCTIONS

thanh lap cong ty,dich vu thanh lap cong ty,thanh lap cong ty tai go vap

Nguyễn Danh Thao Nguyễn Danh Thao Author:sales@nguyendanh.vnby sales@nguyendanh.vnAbout:sales@nguyendanh.vn thanh lap cong ty
  • dich vu thanh lap cong ty
  • thanh lap cong ty tai go vap
  • thanh lap cong ty

    dich vu thanh lap cong ty

    thanh lap cong ty tai go vap

    Kế toán - Khai báo thuế

    Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

    Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán là một nghề nhưng cũng là một môn khoa học. Học kế toán thuế giỏi thì các bạn phải biết và hiểu rõ về kiến thức thuế, pháp luật thuế…Áp dụng kiến thức thuế vào công tác báo cáo thuế hàng quý, tháng, năm…Trung tâm gia sư kế toán trường chia sẻ các bạn kiến thức về kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước khi đọc bài viết này, các bạn nên biết trong nghề kế toán cho bạn điều hữu ích gì trong cuộc sống? Nghề kế toán cho bạn:

    · Cơ hội việc làm rất lớn

    · Công việc ổn định

    · Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp

    · Thu nhập của nhân viên kế toán ngày càng cao

    · Là người tạo niềm tin cho mọi người

    . Tập cho bạn tính cẩn thận, tỉ mỉ, đạo đức hành nghề tốt.

    Một doanh nhân thành đạt đã nói rằng: “Tôi chỉ có thể ngủ ngon khi có một kế toán trưởng giỏi”.

    THUẾ

    1. Khái niệm
    Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp( hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
    2. Cơ chế tự khai và tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
    a. Khái niệm
    + Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm.

    + Vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế.

    + Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
    + Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh,

    + Nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế…
    ++Các điều kiện thực hiện cơ chế tự khai tự nộp cụ thể:
    – Người dân phải có hiểu biết cơ bản về thuế, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hiểu rõ chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế.
    – Các thủ tục ( đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…) phải đơn giản.
    – Hệ thống xử phạt phải nghiêm minh nhưng công bằng.
    Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp:
    – Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai, nộp thuế.
    – Cơ sở kinh doanh phải nộp tiền thuế đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế.
    – Phải thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê, lưu giữ sổ sách, kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
    – Phải thực hiện đúng nguyên tắc thủ tục miễn giảm thuế
    – Lập hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định. Hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng, trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai.
    – Phải cung cấp đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ có liên quan khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
    b. Cơ chế tự khai
    + Thời gian thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Thời điểm thực hiện chính thức là năm 2007, tổng kết, đánh giá việc thí điểm thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để chuẩn bị cho việc thực hiện chính thức.
    c. Cơ chế tự nộp
    + Thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

    – Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý theo mẫu quy định của Bộ tài chính và tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo.

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở doanh thu của quý kê khai, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

    – Trường hợp trong năm có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh làm tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thay đổi so với năm trước, cơ sở sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp và nộp thuế theo tỷ lệ đã điều chỉnh, nhưng phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân, lý do gửi cơ quan thuế.

    – Khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp không có căn cứ thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp từng quý.
    + Thời hạn tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu tờ khai do Bộ tài chính ban hành chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; đồng thời, tự nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo.
    + Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, tính chính xác của việc kê khai, tính thuế.

    – Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
    + Như vậy, về nguyên tắc, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế.
    3. Tài khoản sử dụng
    + Tài khoản “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

    Tài khoản 821 ” Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối năm. Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
    – Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
    4. Nguyên tắc hạch toán
    + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận ( hoặc lỗ) của một năm tài chính.
    + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
    + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
    + Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
    5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
    a. Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
    – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    – Có 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    b. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
    – Nợ 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    – Có 111 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng tiền mặt
    – Có 112 Nộp thuế thu nhập bằng chuyển khoản
    c. Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, kế toán ghi:
    – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    – Có 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    d. Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
    – Nợ 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    – Có 111 Nộp thuế thu nhập bằng tiền mặt
    – Có 112 Nộp thuế thu nhập nhập bằng chuyển khoản
    e. Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
    – Nợ 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    – Có 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    f. Trường hợp phá hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng ( hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.

    Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, kế toán ghi:
    – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    – Có 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    g. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, kế toán ghi:
    – Nợ 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
    – Có 8211 Chi phí thuế thu nhập hiện hành
    h.Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
    – Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh
    – Có 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    i. Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch kế toán ghi:
    – Nợ 8211 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    – Có 911 Xác định kết quả kinh doanh